Sửa chữa & bảo dưỡng hệ thống điện máy móc thiết bị
Quy trình xây dựng hệ thống bảo trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất
Tại sao cần xây dựng hệ thống bảo trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất? Phải chăng điều đó giúp quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, thuận lợi?
Bảo trì và bảo dưỡng thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hoạt động liên tục của sản xuất. Một kế hoạch bảo trì hiệu quả thường dựa trên kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và quy trình bảo dưỡng có sẵn. Để hạn chế việc ngừng máy và xảy ra sự cố, doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng hợp lý và hiệu quả.
1. Bảo trì bảo dưỡng máy móc là gì?
Bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị là quá trình quản lý vận hành máy móc lặp đi lặp lại nhằm đảm bảo máy móc luôn được vận hành trơn tru, ổn định và nhằm tránh các vấn đề hư hỏng không cần thiết trong quá trình vận hành của máy móc.
Để giảm thiểu các tình trạng máy móc thiết bị hư hỏng, ban lãnh đạo sản xuất cần tiến hành bàn giao cho các bộ phận có liên quan về bảo trì bảo dưỡng có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cao.
2. Mục đích của việc bảo trì và bảo dưỡng
- Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu.
- Thời gian kiểm tra chạy rà soát và thời gian làm nóng máy tối ưu.
- Thu nhận dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng.
- Thời gian hay thế phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng.
- Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng.
- Các nhu cầu phụ tùng tối ưu.
- Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định bộ phận nên tập trung thiết kế lại.
- Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng.
- Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận.
- Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng.
- Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng.
- Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị.
- Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các phương pháp khác đều thất bại.
3. Các phương pháp bảo trì và bảo dưỡng thiết bị
Bảo trì và bảo dưỡng là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một vài chi tiết của máy móc, thiết bị nhằm duy trì hoặc khôi phục thông số hoạt động, đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị. Dưới đây là các phương pháp bảo trì và bảo dưỡng thiết bị:
3.1 Bảo trì định kỳ
- Dựa theo thông số kỹ thuật của nhà chế tạo thiệt bị và tình trạng sử dụng. Thay thế bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định.
- Đây là phương pháp bảo trì tiêu chuẩn, áp dụng trong các xí nghiệp có xưởng bảo trì.
- Sử dụng phần mềm vi tính quản trị bảo trì: Computerized maintenance management systems (CMMS).
3.2 Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng
- Sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ và sửa chữa, tân trang lại máy sau khi hỏng.
- Thường áp dụng trong những cơ sở sản xuất nhỏ.
- Đây là phương pháp bảo trì tốn kém về lâu dài.
3.3 Bảo trì theo tình trạng máy
- Kiểm soát thường trực hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy. Chỉ lên kế hoạch dừng máy để xử lý dung sai, hoặc thay thế và sửa chữa sau khi chuẩn đoán chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng.
- Sử dụng phần mềm quản trị bảo trì CMMS.
- Có các công ty độc lập chuyên trách về theo dõi và xử lý chống rung động.
- Đây là phương pháp tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24 như hóa chất, điện lực, xi măng.
Xem ngay khóa học xây dựng hệ thống bảo trì, bảo dưỡng thiết bị xưởng sản xuất:
4. Lợi ích của việc bảo trì và bảo dưỡng
- Tăng khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị.
- Giảm thời gian ngừng máy.
- Giảm chi phí sản xuất.
- Nâng cao năng suất.
- Tăng độ tin cậy và khả năng bảo trì.
- Giảm chi phí bảo trì.
- Tăng độ an toàn.
- Tăng khả năng bảo trì có kế hoạch.
5. Quy trình bảo trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất
5.1 Xây dựng mục tiêu, chiến lược
Mục tiêu của công tác bảo trì và bảo dưỡng là nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt của thiết bị với chi phí thấp nhất. Các nhiệm vụ chính của công tác bảo trì:
- Nâng cao độ tin cậy.
- Tối ưu hóa chi phí.
- An toàn và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các trách nhiệm xã hội.
Để đạt được mục tiêu đó, các nhà máy công nghiệp phải lựa chọn các giải pháp bảo trì đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Khi bắt đầu xây dựng phương án, bạn nên xây dựng theo mục tiêu sản xuất của công ty bạn từ đó đưa ra mục tiêu bảo dưỡng là gì.
5.2 Chọn hình thức bảo dưỡng cho từng loại thiết bị
Tiến hành phân loại thiết bị:
- Thiết bị sống còn: Bảo dưỡng theo tình trạng (theo dõi rụng động, nhiệt độ, tiếng ồn hay chất lượng sản phẩm), và bảo dưỡng định kỳ (bảo dưỡng, thay thế chi tiết định kỳ).
- Thiết bị quan trọng: Áp dụng bảo dưỡng theo tình trạng có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi, giám sát tình trạng thì nên tiến hành kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy hay gọi là bảo dưỡng cơ hội.
- Thiết bị phụ trợ: Những thiết bị này không quan trọng cho việc sản xuất, bạn nên chọn hình thức sửa chữa phục hồi hay hư mới sửa.
- Sửa chữa lớn toàn nhà máy: Là thời gian kiểm định, bảo dưỡng sửa chữa các tồn đọng hư hỏng. Thông thường theo quy định của pháp luật, áp dụng cho thiết bị chỉ sửa chữa khi ngừng nhà máy nhiều ngày, thiết bị có rủi ro cao tới sự hoạt động của nhà máy, nếu cháy nổ cần lập kế hoạch ngưng máy và sửa chữa kịp thời.
5.3 Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu cho hoạt động xây dựng hệ thống bảo trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất cũng phải đảm bảo cho việc thực thi tốt, cơ bản cần phải có:
- Bộ phận lập kế hoạch: Các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra thiết bị, kế hoạch cho sửa chữa toàn nhà máy.
- Bộ phận thực thi: Bao gồm các kỹ sư, công nhân sửa chữa bảo dưỡng trực tiếp (cơ khí, điện, tự động hóa).